Rèm cửa âm trần hiện là xu hướng decor mới mẻ và được nhiều khách hàng lựa chọn. Lắp đặt rèm cửa theo thiết kế âm trần không chỉ có giá trị thẩm mỹ tuyệt đối mà còn giúp không gian trở nên hoàn hảo hơn. Từ đó nâng cao chất lượng đời sống và mang đến những lợi ích bất ngờ. Cùng tìm hiểu chi tiết về rèm âm trần trong bài viết của Belife dưới đây.
Rèm cửa âm trần là xu hướng nội thất mới mẻ, độc đáo
Rèm cửa âm trần là gì?
Rèm cửa vốn dĩ là vật dụng trang trí không thể bỏ qua ở các không gian như nhà ở, khách sạn,… Đặc biệt ở ở các khu vực như cửa lớn, cửa sổ, phòng khách, phòng ngủ,… Sản phẩm này thực tế không chỉ có tác dụng trang trí, tăng tính thẩm mỹ mà nó còn người sử dụng dễ dàng điều chỉnh nguồn ánh sáng theo ý muốn. Và rèm cửa âm trần cũng có những tác dụng tương tự như vậy. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất nằm ở cách lắp đặt.
Rèm âm trần chỉ mới thịnh hành trong một vài năm trở lại đây. Nó được xem là thiết kế nội thất mới mang tính sáng tạo và độc đáo. Thay vì lúc trước bạn sẽ gắn các mẫu cửa rèm lên giá treo và phải đục phá tường 2 bên thì giờ đây mọi công việc đó đều không cần đến. Rèm âm trần tận dụng thiết kế sẵn rãnh trên trần làm từ thạch cao, gỗ hoặc những chất liệu khác theo ý gia chủ.
Với thiết kế giá treo lắp vào rãnh hộp laphong trần, rèm sau khi lắp đặt trở nên thẩm mỹ hơn rất nhiều. Thanh treo rèm hoàn toàn bị che mất từ đó tạo ra mỹ quan đẹp hơn cho các căn phòng, căn nhà. Hiện tại, đây là xu hướng decor mới được nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn.
Thanh treo rèm hoàn toàn bị che mất, tạo thẩm mỹ cho căn phòng
Những ưu nhược điểm của rèm cửa âm trần
Rèm âm trần đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người. Dưới đây là một số ưu nhược điểm khi lắp đặt sử dụng sản phẩm.
Ưu điểm của rèm âm trần
Rèm cửa âm trần cũng giống như các loại rèm khác. Nó đảm nhiệm tốt các chức năng cơ bản như: chống nắng, cản sáng, chống bụi, cách âm, điều hòa nhiệt độ phòng,… Tuy nhiên, nhờ thiết kế vô cùng đặc biệt, loại rèm này sẽ làm căn phòng sáng hơn và tạo cảm giác rộng, cao hơn.
Rèm âm trần thạch cao tiện lợi khi sử dụng. Nhờ lắp đặt thanh treo hợp kim kết hợp với bi trượt hoặc con lăn do đó cảm giác khi kéo rèm vô cùng êm ái, nhẹ nhàng và không tốn lực như các loại thanh tròn xỏ lỗ truyền thống.
Đặc biệt, nhiều mẫu rèm thiết kế âm trần còn tích hợp công nghệ điều khiển từ xa. Người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh rèm theo ý muốn bằng remote khá tiện nghi. Nhìn chung, lắp đặt rèm cửa âm trần đảm bảo thẩm mỹ, đem lại vẻ đẹp hoàn hảo, giúp phòng trông gọn gàng, thoáng mát hơn. Đây là những trải nghiệm vô cùng mới mẻ, ấn tượng mà các loại rèm kiểu truyền thống không làm được.
Rèm âm trần giúp căn phòng gọn gàng, thẩm mỹ hơn
Nhược điểm của màn cửa âm trần
Đối với rèm âm trần cho các loại cửa, nhược điểm chính là quá trình thi công phức tạp, cầu kỳ. Bởi với những ngôi nhà đã ở thì việc bố trí thêm trần thạch cao, gỗ hay vật liệu khác để che đi giá treo là việc cần phải tính toán và chuẩn bị kỹ càng. Nếu không có thiết kế đúng chuẩn thì bộ rèm sau khi lắp đặt có thể không đẹp như mong đợi. Thực tế, không phải căn nhà nào cũng thích hợp với kiểu rèm âm trần.
Cách lắp đặt thi công rèm cửa âm trần
Nếu có nhu cầu lắp đặt thi công rèm âm trần để tối ưu không gian sống. Bạn cần nắm bắt các vấn đề liên quan quan trọng dưới đây:
Gia cố hộp thạch cao cho chắc chắn trước khi treo rèm
Hiện nay, rèm cửa chủ yếu gắn trên hộp thạch cao. Do đó, trước khi lắp đặt bạn nên có tính toán, chuẩn bị từ khâu thiết kế, lên bản vẽ thi công công trình. Điều này giúp đảm bảo độ độ chính xác cao cũng như dễ dàng hơn khi lắp đặt từ đó đạt được chất lượng như ý.
Đối với những công trình lớn, bạn nên yêu cầu đơn vị thi công gia cố thêm miếng Alu hoặc gỗ trên phần khung xương để tăng độ chắc chắn và đảm bảo chịu được tải trọng của rèm khi lắp đặt.
Lựa chọn loại rèm phù hợp để thi công rèm âm trần
Bạn nên cân nhắc chọn loại rèm phù hợp trước khi lắp đặt
Rèm âm trần hiện nay hầu hết đều được thiết kế kiểu kéo ngang tiện lợi. Trong đó, loại rèm sử dụng có thể là rèm 1 lớp hoặc 2 lớp với nhiều tính năng đi cùng. Mỗi loại rèm sẽ có cách thiết kế và lắp hộp trần khác nhau. Do đó, bạn cần các định loại rèm cửa sẽ sử dụng để đơn vị thi công lên diện tích hộp rèm cho phù hợp nhất.
Lựa chọn chất liệu rèm âm trần
Chất liệu của rèm hiện nay khá phong phú như chất liệu vải lụa, voan, vải tráng cao su, vải linen,… Mỗi loại sẽ có đặc tính và vẻ đẹp riêng. Tuy nhiên khi lắp đặt rèm cửa âm trần bạn nên ưu tiên chọn loại vải nhẹ, nhiều công năng để khi sử dụng được thuận tiện và mang đến nhiều lợi ích hơn.
Bạn có thể cân nhắc chọn loại rèm vải tráng lớp cao su non 1 lớp hoặc 2 lớp. Bởi các mẫu rèm này không chỉ thẩm mỹ, tinh tế mà còn có khả năng cản nhiệt, chống nóng vô cùng hiệu quả giúp tiết kiệm điện năng tối ưu khi phòng thường xuyên bật điều hòa.
Chọn phụ kiện phù hợp với rèm cửa âm trần
Phụ kiện phù hợp nhất với rèm cửa âm trần chính là thanh trượt nhôm. Đây được xem là giải pháp tốt nhất bởi khi cố định trên trần thạch cao hoặc tường bởi nó có trong lượng nhẹ.
Thanh trượt nhôm thích hợp lắp đặt rèm âm trần
Hơn nữa, thanh ray được thiết kế thông minh có thể tháo gỡ và treo lên dễ dàng, không mất thời gian. Bên cạnh đó, loại thanh trượt này còn giúp điều chỉnh rèm qua lại đơn giản. Chỉ cần động tác nhẹ là rất nhanh bạn đã có thể kéo rèm về hướng mình mong muốn.
Xác định kích thước của trần âm lắp rèm
Kích thước của trần âm lắp rèm cũng là vấn đề bạn cần lưu ý, quan tâm. Bởi tùy thuộc vào loại rèm sử dụng mà thiết kế hộp có sự khác biệt nhất định. Cụ thể:
- Đối với rèm 1 lớp, độ rộng của hộp trần khoảng 15cm – 17cm
- Đối với rèm 2 lớp, độ rộng của hộp trần khoảng 18cm – 25cm
- Kích thước của hộp âm trần nên lớn hơn chiều rộng của cửa sổ tối thiểu là 40cm. Đồng thời chia đều về hai bên cửa, mỗi bên khoảng 20cm để đảm bảo lượng ánh sáng bên ngoài không bị lọt vào phòng.
- Nếu cửa lắp đặt có diện tích 2/3 bức tường thì tốt nhất nên thi công hộp rèm cho toàn bộ tường. Rèm cửa phủ hết tường sẽ đem lại hiệu quả thẩm mỹ, giúp không gian trở nên rộng rãi và tránh được các trình hở sáng, phân tán nhiệt.
Những lưu ý khi thi công lắp rèm âm trần
Lắp đặt rèm cửa nên gia cố hộp trần chắc chắn để tránh tuột rèm, rơi vỡ
Ngoài những vấn đề quan trọng kể trên trong thi công lắp đặt rèm cửa âm trần, bạn còn cần chú ý một số gạch đầu dòng sau:
- Khi tiến hành khoan, bắt vít cho tường hộp lắp rèm nên chú ý đến các hệ thống đường dây điện, bộ phận đèn chiếu sáng hoặc máy lạnh. Những vấn đề này tuy đơn giản nhưng khi không chú ý có thể dẫn tới một số nguy cơ như cháy nổ, chập điện làm hư hại tài sản và nguy hiểm tính mạng.
- Để phòng tránh các sự cố tuột rèm, vỡ trần. Khi lắp đặt những bộ rèm từ 2 lớp trở lên hoặc có chất liệu nặng, kích thước lớn. Tốt nhất bạn nên gia cố thêm các phụ kiện để trần chắc chắn hơn, chịu được tải nặng.
- Để các lớp rèm kém không bị va vướng vào nhau khi kéo. Nên giữ khoảng cách giữa các thanh treo từ khoảng 8cm – 10cm.
Như vậy chúng ta đã vừa tìm hiểu chi tiết về rèm cửa âm trần cùng ưu nhược điểm, cách lắp đặt và lưu ý khi thi công. Hy vọng những thông tin chia sẻ là hữu ích. Nếu các bạn cần thêm thông tin chi tiết hãy liên hệ với Belife để được hỗ trợ tốt nhất.
Rèm cửa cao cấp Belife, Chuyên tư vấn, lắp đặt, giao hàng tận nơi ở Quận Tân Bình và các quận lân cận
- Showroom: 399 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: 0938 738 858
- Facebook: https://www.facebook.com/remcuabelife/
Có thể bạn quan tâm: Belife – Thương hiệu rèm cửa quận Tân Bình giá rẻ, đẹp và uy tín nhất.