Hiện nay, có rất nhiều loại rèm che cửa sổ phổ biến trên thị trường như là rèm cuốn, rèm Roman, rèm cầu vồng, rèm sáo dọc, rèm sáo ngang… Mỗi loại đều có ưu điểm và vị thế riêng trong thiết kế và trang trí nhà cửa.
Vậy thì, đâu là sự khác biệt giữa các loại rèm che cửa? Mức độ che chắn ánh sáng của mỗi loại có giống nhau chăng? Loại rèm nào thì phù hợp với không gian nào?
Mời các bạn cùng tìm hiểu các loại rèm che cửa sổ và khám phá những ý tưởng phối rèm độc đáo thông qua bài viết sau đây nhé!
Danh mục rèm che cửa sổ
Các kiểu rèm cửa sổ đơn giản
Rèm vải hai lớp – Chiếc rèm che cửa sổ củng cố sự riêng tư
Rèm vải hai lớp là loại rèm che cửa sổ được ghép từ 2 lớp vải khác nhau: một lớp voan bên trong, và một lớp vải dày bên ngoài.
Bạn sẽ có hai lựa chọn:
- Một là sử dụng lớp vải voan để đảm bảo sự riêng tư mà không chắn mất tầm nhìn cũng như ánh sáng tự nhiên bên ngoài.
- Hai là sử dụng lớp vải dày để ngăn tia UV khi ánh nắng quá gắt và làm tối hoàn toàn căn phòng.


Xem thêm: Rèm vải cao cấp giá rẻ Belife
Rèm cuốn tranh – Chiếc rèm cửa sổ cuốn đầy màu sắc và cá tính
Rèm cuốn tranh là một trong những lựa chọn được ưa chuộng nhất dùng để cách điệu cửa sổ.
Với thiết kế đơn giản gồm một thanh cuộn và một tấm vải in tranh, rèm cuốn tranh không những dễ lắp đặt và sử dụng, mà còn sở hữu khả năng chống nắng tuyệt vời.
Rèm cuốn tranh là loại rèm đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và chất liệu vải, hầu như có thể phối được với mọi không gian phòng ốc.
Rèm Roman – Chiếc rèm cửa sổ nhỏ thanh lịch
Rèm Roman (rèm xếp lớp) là loại rèm cuốn có cấu trúc xếp lớp theo nếp gấp z, giống như chiếc đàn accordion, tạo ra độ gợn sóng nhẹ nhàng khi đóng rèm lại. Còn khi mở ra, rèm Roman sẽ trở thành một chiếc rèm cuốn bình thường.
Chất liệu thông dụng nhất của rèm roman là lụa hoặc đanh, những loại vải dày dặn, bền bỉ, khó bạc màu và che chắn tốt, mang đến không gian riêng tư nhất cho người sử dụng.
Thiết kế của rèm roman được xem là tiện lợi và rất phù hợp để tôn lên vẻ sang trọng, thanh lịch cho không gian của bạn. Vì vậy, đây là loại rèm che cửa sổ được rất nhiều nhà thiết kế nội thất, kiến trúc sư ưa chuộng.
Hãy nhớ đo đạc kỹ lưỡng kích thước cửa sổ trước khi chọn mua rèm để việc treo và lắp đặt không trở nên công cốc.
Xem thêm: Rèm Roman là gì? Cách chọn rèm Roman giá tốt nhất
Rèm cuốn vải cách nhiệt – Chiếc rèm cửa sổ chống nắng, cản sáng 100%
Rèm cuốn vải cách nhiệt gồm một thanh cuộn và một tấm vải cách nhiệt. Vải cách nhiệt là loại vải được dệt từ sợi thủy tỉnh hoặc sợi ceramic nóng chảy, có khả năng chống tia nhiệt tốt và chống nắng 100%.
Những loại sợi này sẽ phản xạ và hấp thụ nhiệt từ nguồn nhiệt bên ngoài, giữ cho không gian bên trong mát mẻ hơn.
Một chiếc rèm cuốn cản sáng có thể che chắn tốt ánh sáng mặt, giúp nhà cửa không bị quá nóng vào mùa hè, và ấm áp hơn vào mùa đông.
Xem thêm: Rèm cuốn vải cách nhiệt cao cấp
Rèm cầu vồng – Chiếc rèm cửa sổ phòng ngủ giúp say giấc nồng
Rèm cửa sổ phòng ngủ cần đảm nhận hai vai trò:
- Tạo ra bóng tối, đảm bảo giấc ngủ ngon vào buổi đêm
- Đón nắng ban mai, nâng cao tinh thần vào ban sớm
Rèm cầu vồng Hàn Quốc chính là giải pháp hoàn hảo cho cả hai vai trò này.
Là sự kết hợp giữa rèm cuốn và rèm Roman, rèm cầu vồng gồm hai lớp vải song song được nối với nhau: vải sáng (vải sheer xuyên thấu) và vải tối (vải dày).
Khi kéo hai lớp vải xen kẽ, rèm sẽ che chắn ánh sáng hoàn toàn. Khi hai lớp vải trùng nhau, rèm tạo ra những khe hở để ánh sáng lọt vào.
Rèm cầu vồng là chiếc rèm cửa sổ hết sức tinh tế và hiện đại cho phòng ngủ của bạn, đặc biệt xinh xắn khi trong các phòng ngủ nhỏ.
Xem thêm: Rèm cầu vồng là gì? Hướng dẫn bạn cách sử dụng rèm cầu vồng
Rèm sáo ngang – Chiếc rèm che cửa sổ “toàn năng” cho phòng tắm
Nhắc đến nhà tắm là ta lại nghĩ đến một nơi ẩm ướt với nhiều hơi nước và độ ẩm cao.
Dù rèm sáo gỗ có tính thẩm mỹ xuất sắc nhưng chúng lại dễ bị cong vênh và phồng rộp do nước, còn rèm vải thì dễ bị bạc màu và ẩm mốc, rất tốn thời gian để giặt giũ thường xuyên.
So với hai loại trên thì rèm nhựa giả gỗ và rèm sáo nhôm là hai loại rèm sáo ngang có khả năng chống ẩm cao hơn.
Rèm sáo ngang là loại rèm cửa sổ được ghép từ những lá sáo mỏng theo chiều ngang.
Đồng thời, rèm sáo ngang bằng nhựa giả gỗ cũng mang lại cảm giác thanh lịch và sang trọng không kém rèm gỗ tự nhiên là bao.
Xem thêm: Rèm sáo nhôm chất lượng TP HCM
Rèm sáo dọc – Chiếc rèm cửa sổ đẹp hiện đại cho văn phòng
Rèm sáo dọc có cấu tạo từ những tấm lá sáo, có thể xoay lật phải hoặc trái 180°, thường được làm từ vải nhựa polyeste.
Không những đa dạng màu sắc, linh hoạt trong việc điều chỉnh ánh sáng, rèm sáo dọc còn có thể ngăn không gian làm việc ra làm hai:
- Mở rèm ra là không gian chung
- Đóng rèm lại thành không gian riêng
Rèm sáo dọc không những phù hợp cho văn phòng, phòng làm việc, mà còn phù hợp với các các cửa hàng, quán cà phê, homestay…
Xem thêm: Rèm sáo lá dọc chất lượng tại TP HCM
Tại sao lại cần rèm che cửa sổ?
Công dụng chính của rèm che cửa sổ là kiểm soát lượng ánh sáng đi vào trong căn phòng và bảo toàn sự riêng tư cho nơi ở.
Không chỉ dừng lại ở đó, trang trí bằng rèm che cửa thường được xem như là bước cuối trong thiết kế nội thất, nhằm hoàn thiện căn phòng.
Trên thực tế, nếu phối đúng rèm cửa với màu tường và đồ nội thất, căn phòng của chúng ta sẽ trở nên hài hòa và thu hút hơn rất nhiều lần.
10 ý tưởng phối rèm che cửa sổ độc đáo cho nhà ở, homestay, quán cà phê…
Kết hợp nhiều loại rèm che cửa sổ
Việc kết hợp các loại rèm che cửa sổ là một cách tuyệt vời để tạo ra một không gian trang trí độc đáo và phong cách.
Một trong những cách thường được áp dụng là kết hợp rèm mỏng và rèm màu sắc tương phản. Rèm mỏng như rèm voan hoặc rèm trơn có khả năng lọc ánh sáng và tạo cảm giác nhẹ nhàng, phiêu dật.
Rèm mỏng sẽ tạo không gian phiêu dật, trong khi rèm màu sắc tương phản sẽ là điểm nhấn nổi bật trong phòng.
Ngoài ra, kết hợp rèm che cửa trong cùng một không gian có thể tạo ra sự đa dạng về kiểu dáng và chức năng.
Ví dụ, kết hợp rèm cuốn và rèm Roman có thể tạo ra sự hiện đại và thanh lịch, trong khi kết hợp rèm gỗ và rèm vải có thể mang lại cảm giác ấm cúng và tự nhiên.


Kết hợp rèm trơn và rèm in họa tiết
Sự đơn giản của rèm trơn và độc đáo của rèm in họa tiết cho phép bạn tạo ra một phong cách trang trí đa chiều và tạo điểm nhấn cho không gian.
Có hai cách kết hợp:
Nếu muốn làm không gian thêm sống động , hãy sử dụng rèm trơn cho cửa sổ chính và rèm in họa tiết cho các cửa sổ phụ.
Nếu bạn muốn làm bật lên ô cửa, hãy kết hợp rèm trơn và rèm in trong cùng một khung cửa sổ.
Chọn rèm che cửa sổ có đường nét đồng điệu với nội thất
Trong bức ảnh trên, ta có thể nhận thấy đường nét của các nội thất ở đây đều là đường cong, từ góc ghế sofa, gối cho đến chiếc bàn nhỏ và đèn ở bên trên.
Nếu chúng ta treo một tấm rèm che cửa sổ theo tiêu chuẩn thông thường, nó sẽ tạo thành một đường ngang vuông vức phía sau ghế, cạnh tranh với sự mềm mại trong căn phòng.
Vì lẽ đó, người thiết mới sử dụng rèm xếp kiểu thay cho một tấm rèm cứng ngắc thông thường.
Sử dụng rèm tối màu để tạo chiều sâu cho căn phòng


Lựa chọn những loại rèm che cửa sổ tối màu như đen, xám đậm, xanh đậm hay nâu đậm…, tương phản với màu tường và trần nhà, sẽ giúp tạo chiều sâu cho căn phòng, làm cho căn phòng nhỏ hơn trông lớn hơn và thú vị hơn.
Làm nổi bật cửa sổ với rèm tranh
Nếu muốn đưa chiếc rèm che cửa sổ lên làm điểm nhấn của căn phòng, thì ta nên cân nhắc đến màu sắc và hoa văn của những đồ vật khác.
Trong ảnh này, họa tiết có viền đen và những nét đứng của chiếc lồng chim trên rèm che cửa có liên kết với màu đen của cánh cửa phòng và những họa tiết của những viên gạch trên sàn nhà.
Vì vậy, nó mang lại cảm giác đồng bộ và thu hút ánh mắt ta khi nhìn vào trong căn phòng.
Chọn rèm che cửa sổ màu nhạt để làm cửa sổ trông cao hơn
Rèm che cửa sổ màu nhạt có khả năng phản chiếu ánh sáng tốt hơn so với rèm màu đậm. Khi ánh sáng chiếu vào rèm màu nhạt, nó sẽ được phản xạ và lan tỏa khắp căn phòng, tạo ra một cảm giác thoáng đãng và rộng rãi.
Để làm cho cửa sổ trông cao hơn, bạn có thể chọn rèm che cửa màu nhạt. Những màu sắc nhạt, như trắng, be, xám nhạt hoặc xanh nhạt, tạo ra một hiệu ứng trực quan làm căn phòng trông rộng hơn, cảm giác không gian dường như cao hơn.


Chọn rèm cuốn cho không gian hiện đại
Nếu bạn còn chần chừ chưa biết nên chọn loại rèm che cửa sổ nào, hãy để nội thất căn phòng dẫn dắt bạn.
Trong ví dụ bên dưới, chúng ta có một thiết kế cửa sổ trơn nhìn ra bên ngoài. Những góc cạnh và đường nét vuông vức tạo nên không gian hiện đại.
Khi treo chiếc rèm cuốn bằng vải cản sáng bán phần, chúng ta đột nhiên có được hai bức tranh:
- Bức tranh mờ ảo khi nhìn qua tấm rèm
- Bức tranh rõ nét khi nhìn qua ô cửa kính trong suốt.
Đồng bộ thiết kế rèm với thiết kế nội thất
Hãy xem rèm che cửa sổ của bạn là một phần của nội thất chứ không phải chỉ là một phụ kiện chắn nắng bổ sung thêm.
Lấy ví dụ ở hình bên dưới, những tấm rèm che cửa cùng với hai dây cuộn rèm bên trên rèm là một sự kết hợp hoàn hảo với bốn chiếc cọc giường.
Chính những chi tiết nhỏ như thế này lại là điểm sáng giúp thiết kế nội thất nổi bật hơn hẳn.
Màu vải trắng của rèm cũng tương đồng với bộ ga giường, phần tường ở đầu giường và cả chiếc đèn ngủ bên cạnh.
Mặc dù rèm là phụ kiện không thể thiếu trong phòng ngủ, nhưng nó không phải là vật dụng quan trọng nhất. Sự phối hợp hài hòa giữa các yếu tố chính-phụ trong căn phòng mới làm nên thành công của thiết kế này.
Sáng tạo trong việc pha trộn những gam màu đậm
Màu xanh cửa sổ của hình trên là một sắc màu vượt thời gian. Sắc xanh này làm ấm căn phòng và nổi bật nội thất bằng gỗ, đồng thời giúp thiết kế trông khác biệt và ít rập khuôn hơn màu trắng thông thường.
Vậy thì làm thế nào kết hợp rèm che cửa sổ với cửa sổ màu đậm?
Hãy chọn một thiết kế vải có sắc thái tương tự cửa sổ để bổ sung cho nhau, không để lấn át nhau. Bởi vì cửa sổ là điểm nhấn chính nên đường nét rèm cần tinh tế một chút.
Ở đây, mặc dù màu vàng và hoa văn đỏ là những gam màu đậm như màu xanh cửa sổ, song những sọc xanh trên rèm lại hòa hợp với màu cửa sổ, tạo cho ô cửa một nét cổ điển.
Đồng thời, những sọc xanh này còn giúp đánh lừa thị giác, khiến chúng ta những tưởng cửa sổ cao hơn bình thường.
Ghép rèm che cửa sổ cùng màu với giấy dán tường
Nếu bạn ưa thích những mẫu in, tại sao không phóng đại nó gấp đôi bằng cách ghép rèm che cửa sổ cùng màu với giấy dán tường in họa tiết.
Phòng tắm là nơi lý tưởng để giải tỏa những căng thẳng và thỏa mãn những tưởng tượng của chúng ta.
Bạn có thể cho phép thiết kế được tỏa sáng nhờ vào việc sử dụng cùng một mẫu họa tiết và màu sắc cho cả bức tường và rèm cửa, giúp cho không gian gần gũi và thân mật hơn.
Danh mục sản phẩm rèm che cửa sổ cao cấp Belife
Địa điểm mua rèm che cửa sổ cao cấp chất lượng
Một trong những địa chỉ cung cấp rèm sáo nhôm TP HCM hàng đầu hiện nay đó là rèm cửa BELIFE quận Tân Bình.
Belife chuyên cung cấp hơn 1000 mẫu rèm cửa đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phù hợp với mọi không gian nội thất riêng biệt như: rèm roman, rèm vải, vải sáo dọc, rèm gỗ, rèm thiết, rèm cầu vồng…
Chất lượng rèm tại Belife được đảm bảo và tối ưu với nhiều chức năng như: cách nhiệt, chống nắng, cách âm, trang trí… Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, nhanh nhẹn với trình độ chuyên môn cao sẽ giúp bạn chọn ra những loại rèm ưng ý nhất.
Liên hệ cho Belife qua hotline 0938 738 858 hoặc đến trực tiếp với Belife tại số 399 Phạm Văn Bạch, Phường 15, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh để được tư vấn trực tiếp và được giải đáp những thắc mắc cụ thể nhất về rèm sáo nhôm TP HCM.
Hotline: 0938 738 858